Ồ ạt rao bán đất khu công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề.

Năm 2023 và đầu năm 2024 chứng kiến suy thoái kinh tế toàn cầu, chiến tranh thương mại xung đột địa chính trị đang khiến cho các công ty tập đoàn lớn sa thải hàng trăm ngàn nhân viên.

năm 2024, phần lớn đến từ lạm phát, xung đột địa chính trị hay biến đổi khí hậu. Mặc dù đã suy giảm, lãi suất cao vẫn đang gây ra những tác động tiêu cực đối với hệ thống kinh tế toàn cầu. Không những vậy, chiến tranh, xung đột cũng như thảm họa từ biến đổi khí hậu đang khiến đời sống của người dân ở nhiều khu vực lao đao, nền kinh tế bị đình trệ.

Các chính sách kinh tế đang bị chi phối bởi xung đột giữa các liên minh, các khối. Xung đột Nga – Ukraine đang đẩy nền kinh tế toàn cầu đi theo nhiều hướng khác nhau, gồm các bên duy trì sự ủng hộ, hợp tác với Moscow và ngược lại.

Trong khi Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ kỳ ngày càng tăng cường mua dầu Nga, châu Âu lại giảm mạnh sản lượng mua. Bên cạnh đó, các cuộc tấn công của lực lượng Houthi tại Biển Đỏ đang góp phần làm gián đoạn nền kinh tế toàn cầu, đẩy giá cước vận chuyển, bảo hiểm và giá dầu tăng cao, đồng thời buộc giao thông phải chuyển hướng sang các tuyến đường dài hơn và tốn kém hơn.

Hiện tại, nền kinh tế thế giới đang chia theo nhiều xu hướng khác nhau. Các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất và thương mại đang hoạt động yếu hơn so với phần còn lại, chẳng hạn như Đức đã chứng kiến suy thoái kinh tế đáng kể trong 3/4 quý của năm 2023.

Trong khi đó, các nền kinh tế kinh tế tập trung phát triển dịch vụ lại đang hoạt động tốt hơn, chẳng hạn như: Pháp hay Mỹ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, do nhiều yếu tố khác nhau, xu hướng này hoàn toàn có thể đảo ngược. Dự báo gần đây nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), GDP của Đức dự kiến sẽ tăng tốc thoát khỏi cuộc suy thoái vào năm 2024, trong khi tăng trưởng tại Pháp và Mỹ dự kiến sẽ chậm lại.

Tình hình trong nước ví dụ như Thế Giới Di động đã phải trả hàng trăm mặt bằng, cắt giảm hàng ngàn lao động/// Ngành dệt may lao đao phá sản.

Trước tình hình đó các nhà máy đóng cửa bán tháo nhà xưởng, khi ngân hàng siết chặt các khoản vay tình hình khó khăn nên các chủ doanh nghiệp phải bán đúa con của mình.

Theo Capheland thì làn sóng ồ ạt bán tháo đất đai nhà xưởng ở các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và làng nghề đang diễn ra ồ ạt ở khắp các tỉnh thành. Khi các lo ngại đất sản xuất kinh doanh để hoang sẽ bị thu hồi khi luật đất đai 2024 được áp dụng. Vừa qua phó thủ tướng và chủ tịch Quốc Hội cũng đã khen tỉnh Bình Định sẵn sàng cho việc thu hồi này. Nên làn sóng chuyển nhượng đất đai khu công nghiệp Bình Định diễn ra mạnh.

Nhìn chung cả nước tình hình rất ảm đạm, các nhà đầu tư mong bán được đất đai sớm, nếu để bị thu hồi thì mức giá sẽ rất thấp và lỗ nặng!

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm…!